Năm 2019, Nhật Bản NK 140,5 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong năm 2019, giảm 8,9% so với năm 2018. XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật giảm liên tục từ tháng 8 đến hết năm 2019. Quý IV/2019, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đạt 32,5 triệu USD, giảm 28% so với quý IV/2018.
Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần tương đương. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Nhật Bản, mực tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.
Năm 2019, Nhật Bản giảm mạnh NK mực khô/nướng từ Việt Nam (59,3%) trong khi tăng nhẹ NK bạch tuộc khô/muối/tươi/đông lạnh từ Việt Nam (1%).
Các sản phẩm mực, bạch tuộc chính của Việt Nam XK sang Nhật năm 2019 gồm: mực ống nguyên con đông lạnh, mực ống cắt sợi, cắt miếng, cắt khoanh, mực ống phile đông lạnh, mực nang đông lạnh, mực nang cắt trái thông, mực nang cắt răng lược đông lạnh, mực nang chế biến, mực ống sushi, bạch tuộc tẩm bột…
Cùng với VJFTA, Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ đầu năm 2019 phần nào giúp cho XK mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản thuận lợi hơn.
Theo ITC, năm 2019, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt trên 406 triệu USD, tăng 13,9% so với năm 2018. Trong đó, mặt hàng mực nang, mực ống chế biến được NK nhiều nhất, chiếm 77% giá trị NK.
Mực chế biến (HS 160554) là sản phẩm được NK nhiều nhất vào Nhật Bản trong tổng cơ cấu sản phẩm mực, bạch tuộc NK của nước này, chiếm 70% tỷ trọng. Năm 2019, Nhật Bản tăng NK mực chế biến và giảm NK bạch tuộc chế biến. Đáng chú ý, Nhật Bản tăng mạnh NK mực tươi/sống (HS 030749) trong năm 2019, tăng 1.736% so với năm 2018 đạt 45,3 triệu USD.
Đối với mặt hàng NK chủ lực của Nhật Bản là mực chế biến, Việt Nam nằm trong top 4 nguồn cung cấp lớn nhất, đứng sau Trung Quốc, Peru và Thái Lan và đứng trên Hàn Quốc, Tây Ban Nha. Trung Quốc chiếm tỷ trọng chi phối về thị phần tại nhóm sản phẩm này với 88% giá trị NK của Nhật, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 2%.
Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Việc tiêu thụ măng tây đông lạnh đang tăng lên với tốc độ gia tăng khi thói quen ăn uống của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể và trên toàn cầu trong những thập kỷ qua. Việc họ nhận ra sự tiện lợi và sẵn có của thực phẩm đông lạnh góp phần vào việc tiêu thụ rau quả đông lạnh ngày càng tăng.