XUẤT KHẨU TÔM CHÂN TRẮNG TĂNG TRƯỞNG MẠNH SAU 5 NĂM
XUẤT KHẨU TÔM CHÂN TRẮNG TĂNG TRƯỞNG MẠNH SAU 5 NĂM
05 Thu, 2020
Trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và XK. Diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4% mỗi năm, trong khi sản lượng tăng trung bình 5,7%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Sản lượng tôm chân trắng tăng liên tục và tăng mạnh gần 41% sau 5 năm với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.
XK tôm trong 5 năm qua đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%, tăng trưởng từng năm không ổn định. Sau 5 năm, XK tôm chân trắng ngày càng chiếm ưu thế trong sản phẩm tôm XK nhờ tăng trưởng mạnh.
Sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng XK tôm Việt Nam. Tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản). Tỷ trọng tôm cbiến tại thị trường Mỹ cao nhất , tiếp đến là thị trường EU, Nhật Bản trên, Hàn Quốc, trong khi ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp.
Top 6 thị trường NK tôm của Việt Nam gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 81-85% tổng giá trị NK tôm trong 5 năm qua. Từ năm 2017, Mỹ và EU hoán đổi vị trí cho nhau vì XK tôm sang Mỹ sụt giảm liên tục và giảm mạnh hơn thị trường EU. Trong giai đoạn này, XK sang Trung Quốc đột phá mạnh nhất với tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%. Sau Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là thị trường đáng chú ý trong 5 năm qua, tiếp đến là EU.
Nhìn chung, về thuế NK các sản phẩm tôm tại các thị trường chính, sản phẩm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước XK khác như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, nhất là tại các thị trường có hiệp định FTA với Việt Nam. Đây sẽ tiếp tục là ưu thế cho XK tôm Việt Nam trong năm 2020 và những năm tới.
Tuy nhiên, dịch corona đã và đang ảnh hưởng đến SX và XK tôm sang các thị trường trong năm 2020, vì vậy sẽ làm hạn chế tăng trưởng của ngành tôm trong năm nay, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của mỗi thị trường sẽ khác nhau.
VASEP đã phát hành Báo cáo ngành hàng tôm Việt Nam, 2015 – 2019 (song ngữ Việt - Anh, 50 trang), cung cấp thông tin, dữ liệu chi tiết về về diễn biến sản xuất, XK từng loài tôm chính sang các thị trường; đánh giá xu hướng cung – cầu tôm tại các thị trường; so sánh giá XK, thuế quan NK tôm của Việt Nam và các nước XK khác tại các thị trường; đồng thời đánh giá triển vọng SX và XK sang từng thị trường, tác động của dịch corona (cơ hội, thách thức và dự báo kim ngạch XK) năm 2020.
Xin mời Quý DN và bạn đọc xem chi tiết nội dung Báo cáo ngành tôm Việt Nam tại trang web của Vasep.
Quy trình chuỗi cung ứng lạnh đảm bảo rằng các sản phẩm an toàn và giữ được chất lượng của chúng tại điểm tiêu thụ. Không có khả năng giữ sản phẩm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể dẫn đến việc kết cấu bị xấu đi, đổi màu, vết thâm và tăng trưởng vi sinh vật. Hơn nữa, các sản phẩm chất lượng cao cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng và dẫn đến nhu cầu tăng cao.
"Với dây chuyền IQF OctoFrost của chúng tôi dành cho rau, hầu hết tất cả các sản phẩm có thể được nạp liệu vào dây chuyền một cách ngẫu nhiên và nhẹ nhàng rải đều với máy rung hoặc máng nước; và với một máy đánh tơi cho các sản phẩm rau ăn lá như rau chân vịt. Một dây chuyền hoàn chỉnh được thiết kế và cung cấp bởi OctoFrost chỉ cần hai đến ba người vận hành, tiết kiệm nhân công và chi phí." Ông Larsson giải thích.